Đối với những trường hợp bị vết thương hở hay vết trầy xước, mục tiêu chăm sóc chú trọng vào việc cầm máu, hạn chế nhiễm khuẩn, chăm sóc vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các bước chăm sóc vết thương hở hiệu quả tại nhà trong bài viết dưới đây nhé!
Khi xử lý vết thương, ta cần tuân theo các bước sau để đảm bảo cho vết thương mau lành và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn:
Trước khi xử lý vết thương, cần đảm bảo rằng bạn đã rửa tay sạch sẽ. Điều này sẽ giúp bạn chế tình trạng nhiễm trùng khi dùng tay để xử lý vết thương.
Có thể rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước ấm hoặc dùng dung dịch sát khuẩn hoặc nước rửa tay Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng găng tay y tế để tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương.
Cầm máu và hạn chế chảy máu ở vết thương hở cần được ưu tiên hàng đầu. Bởi nếu không kiểm soát tốt khiến mất đi lượng máu lớn có thể dẫn đến choáng váng, sốc nhẹ, trụy tim hay thậm chí là tử vong.
Dùng băng gạt hoặc mảnh vải sạch nhẹ nhàng đắp lên vết cắt hoặc vết trầy để ngăn máu chảy và giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Trường hợp không có băng hoặc vải sạch, có thể dùng tay ép miệng vết thương để hạn chế máu chảy.
Nâng vị trí vết thương sao cho cao hơn tim để giúp giảm áp lực máu đến khu vực này. Trong trường hợp vết thương quá sâu và không thể kiểm soát lượng máu chảy bằng biện pháp thông thường, hãy đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Sau khi kiểm soát được máu, hãy rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn trong vòng 5 - 10 phút để loại bỏ bụi và các chất bẩn.
Lưu ý: Trong trường hợp vết thương do dị vật đâm sâu thì không nên rút ra vì sẽ khiến máu chảy ồ ạt. Thay vào đó, hãy cần đến cơ sở y tế để được đảm bảo chăm sóc an toàn.
Bước sát trùng vết thương rất quan trọng trong các bước chăm sóc vết thương hở hiệu quả tại nhà. Việc thực hiện đúng cách sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và mầm bệnh. Nên ưu tiên chọn thuốc sát trùng vết thương hở chuyên dụng để giúp bảo vệ vết thương khỏi sự tấn công của mầm bệnh (bào tử, nấm và vi khuẩn). Việc lựa chọn sản phẩm sát trùng vết thương hở cần đảm bảo các tiêu chí:
Lưu ý: Một số loại thuốc mỡ có thể gây phát ban nhẹ trên da, nếu có bất kỳ triệu chứng mẫn cảm nào thì cần phải ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay. Không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thao tác băng vết thương hở cần cẩn thận để giúp giữ cho vết thương luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn. Không nên băng quá chặt vì sẽ làm giảm lượng máu lưu thông đến bết thương. Đối với vết cắt thương nhỏ hoặc vết trầy xước nhẹ, có thể không cần băng bó để giữ cho vết thương thông thoáng và mau lành hơn.
Hãy thay băng đều đặn, ít nhất 24 giờ mỗi lần hoặc khi băng bị ướt, bẩn. Mỗi lần thay băng, hãy rửa lại vết thương và bôi thuốc kháng sinh lên nó (nếu cần). Trong trường hợp vết thương đã lành thì không cần băng bó nữa.
Cần theo dõi các dấu hiệu của nhiễm trùng trong quá trình xử lý và chăm sóc vết thương hở tại nhà. Nếu thấy có triệu chứng sưng tấy, mẩn đỏ, chảy mủ hoặc cảm thấy vết thương đau hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Nhiễm trùng nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn, bao gồm hệ hô hấp và tuần hoàn.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn